Kỷ niệm 19 năm báo Kinh tế & Đô thị xuất bản số đầu tiên: Khẳng định sức trẻ
Đón năm mới 2018, báo Kinh tế & Đô thị cũng bước sang tuổi 19 (1/1/1999 - 1/1/2018) với sức trẻ và sự tự tin, khẳng định là một trong những tờ báo được bạn đọc Thủ đô và cả nước tin yêu, xứng đáng là cơ quan ngôn luận của chính quyền TP Hà Nội.
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, có những cơ hội được báo tận dụng tốt để nâng cao uy tín và thương hiệu của mình. Một trong những cơ hội đó là việc quyết định ra phụ trương tặng bạn đọc khi TP công bố Quy hoạch chi tiết địa giới hành chính các quận, huyện năm 2003. Thời điểm đó, dù mới phát hành 4 kỳ/tuần nhưng Kinh tế & Đô thị đã trở thành tờ báo duy nhất có phụ trương với bản quy hoạch chi tiết địa giới hành chính các quận, huyện của Hà Nội. Với quyết định tặng bạn đọc phụ trương này, số lượng báo phát hành đã tăng vọt.
![]() |
Còn nhớ năm 2003 – 2004, khi Báo đã dần khẳng định được chỗ đứng trong lòng bạn đọc, thời điểm này, để đáp ứng thông tin trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành… Thành ủy và UBND TP đã quyết định phát hành Báo tới các tổ trưởng dân phố, trưởng thôn. Ban Biên tập Báo tiếp tục tận dụng tốt cơ hội để mở rộng phát hành tới đông đảo bạn đọc. Đồng thời, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung tờ báo và bố trí các phóng viên chuyên trách theo dõi từng quận, huyện… Vì vậy, cái tên báo Kinh tế & Đô thị đến nay đã đến gần hơn với nhiều bạn đọc tại khắp các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô. Một dấu mốc quan trọng nữa là, đầu năm 2004, đón trước xu thế phát triển, trang Kinh tế & Đô thị điện tử chính thức ra mắt và là trang tin điện tử đầu tiên của TP Hà Nội.
Từ những thành công ban đầu, vượt qua nhiều khó khăn, 19 năm qua, Kinh tế & Đô thị đã tìm được chỗ đứng vững chắc trong làng báo chí Thủ đô và cả nước. Cùng với việc không ngừng cải tiến cả về nội dung lẫn hình thức, nâng cao chất lượng các ấn phẩm, Kinh tế & Đô thị luôn chú trọng xây dựng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin của bạn đọc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được lãnh đạo TP Hà Nội giao, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của Thủ đô.
Ngoài ra, trong những năm qua, nhờ sự kiên trì, định hướng của Ban Biên tập và sự cố gắng không biết mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, chất lượng thông tin trên báo Kinh tế & Đô thị đã được nâng lên đáp ứng yêu cầu của TP và đông đảo bạn đọc. Hình thức tờ báo liên tục được cải tiến, thêm nhiều chuyên trang, chuyên mục nhiều chuyên đề, loạt bài mang dấu ấn riêng của báo Kinh tế & Đô thị đã tạo sức hấp dẫn với người đọc hơn. Đơn cử như cuộc thi viết “Vì ATGT Thủ đô” do báo Kinh tế & Đô thị phát động, mỗi năm thu hút hàng chục ngàn bài dự thi với nội dung, chất lượng phong phú, đa dạng, đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong đảm bảo trật tự giao thông đô thị. Qua 6 năm tổ chức, sức lan tỏa của cuộc thi viết đã trở thành kênh tuyên truyền về ATGT có hiệu quả. Triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” hàng năm đã trở thành một thương hiệu riêng có của báo Kinh tế & Đô thị. “Hà Nội trong tôi” là triển lãm thường niên do báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Người cao tuổi thực hiện. Tính đến năm 2017, trải qua 12 năm với 12 cuộc triển lãm, “Hà Nội trong tôi” đã trở thành điểm hẹn của người yêu nhiếp ảnh, yêu Hà Nội vào đầu tháng 10 hàng năm. Triển lãm đã ghi dấu ấn trong lòng công chúng bởi tình yêu Hà Nội chân thành, sâu lắng và bền chặt...
Hiện nay, báo Kinh tế & Đô thị có các ấn phẩm: Báo Kinh tế & Đô thị hàng ngày, Cuối tuần, Nội thất, Kinh tế & Đô thị điện tử. Đặc biệt, Trang thông tin Hanoitimes trở thành kênh thông tin đối ngoại chủ lực của TP Hà Nội. Các chuyên trang, chuyên mục của Báo ngày càng được cải tiến phong phú, đa dạng, nội dung luôn được cập nhật, đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc.
Luôn đồng hành cùng bạn đọc
Làm công tác bạn đọc được ví như “làm dâu trăm họ”. Từ các lá đơn hay từng cuộc điện thoại của người dân gọi đến tòa soạn Kinh tế & Đô thị đều được chúng tôi trân trọng, đặt mình vào từng hoàn cảnh của bạn đọc để thông cảm và thấu hiểu. Báo thực sự trở thành nơi tin tưởng của bạn đọc phản ánh các vấn đề dân sinh bức xúc, kiến nghị, tố cáo. Những đơn thư, phản ánh của bạn đọc đã được các phóng viên vào cuộc một cách quyết liệt. Sau khi các vụ việc, vấn đề được Báo phản ánh, UBND TP Hà Nội, cơ quan chức năng đã phản hồi, yêu cầu làm rõ, đi đến tận cùng sự thật cũng như đưa ra hướng xử lý. Vì vậy, liên tục từ năm 2011 đến nay, nhiều tác phẩm báo chí của báo Kinh tế & Đô thị đã giành giải cao tại Giải báo chí Ngô Tất Tố, Người tốt việc tốt, đoạt giải báo chí Quốc gia và giải thưởng của các bộ, ngành T.Ư. Cụ thể, cuối năm 2016, báo Kinh tế & Đô thị đã đăng loạt bài phản ánh Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Phù Lưu Hạ (xã Phù Lưu, huyện Ứng Hòa) cho thuê hàng chục hécta đầm, ao, hồ và sử dụng tài chính trái quy định. Sau khi Báo vào cuộc điều tra, đăng bài, UBND huyện đã đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc thanh tra, làm rõ hàng loạt sai phạm. Theo đó, ngày 3/4/2017, UBND huyện Ứng Hòa có Thông báo kết luận số 49/TB-UBND về hàng loạt sai phạm tại HTX Phù Lưu Hạ... Tiếp đó, từ cuối năm 2016 và trong năm 2017, báo Kinh tế & Đô thị đã có nhiều tuyến bài viết xung quanh các phiên tòa xét xử các vụ đại án tham nhũng. Kết thúc mỗi một vụ án, các mức án nghiêm khắc đã được tuyên. Điều này, không chỉ cụ thể hóa quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước trong cuộc chiến chống tham nhũng mà còn là bài học có tác dụng cảnh báo, răn đe những kẻ có ý đồ lợi dụng chức vụ quyền hạn nhằm vun vén lợi ích cá nhân.
Đối với mảng đô thị, ngày 16/11/2017, Báo có bài: “Nỗi khổ của người dân ngõ 553 Giải Phóng”, phản ánh tình trạng đèn đường không chiếu sáng, rác thải đổ tràn lan và dừng đỗ phương tiện gây cản trở giao thông tại khu vực này. Nội dung phản ánh của Báo đã được chuyển đến cơ quan chức năng quận Hoàng Mai và phường Giáp Bát tiếp nhận, xử lý. Ngay sau đó, đèn đường trong ngõ 553 Giải Phóng đã được thắp sáng. UBND, Công an quận Hoàng Mai, UBND phường Giáp Bát đều đã có văn bản yêu cầu các lực lượng chức năng kiểm tra, xử phạt các phương tiện dừng đỗ sai quy định trên lòng đường… Qua vụ việc này, Tổ trưởng Tổ dân phố số 4 (phường Giáp Bát) Nguyễn Thị Lan Phương cùng các hộ dân ngõ 553 đánh giá: “Báo Kinh tế & Đô thị đã hỗ trợ, thông tin rất kịp thời, hiệu quả những vấn đề dân sinh bức xúc của người dân ngõ 553 Giải Phóng đến các cấp chính quyền”. Bà Phương bày tỏ mong muốn Báo sẽ luôn đồng hành và trở thành người bạn thân thiết của người dân ngõ 553. Đây cũng là mong muốn được nhiều người dân, cấp chính quyền cơ sở, đơn vị, DN trên địa bàn Thủ đô gửi tới báo Kinh tế & Đô thị.
Ở mảng kinh tế, Báo đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động quan trọng như: Hội nghị Đầu tư Hà Nội diễn ra tháng 6/2017, cùng Hiệp hội DN nhỏ và vừa Hà Nội ký hợp tác hỗ trợ đồng hành cùng DN (tổ chức các cuộc gặp gỡ, kết nối giao thương, hàng tháng tổ chức tọa đàm cà phê doanh nhân...), phối hợp chặt chẽ với Cục Thuế Hà Nội tuyên truyền chủ trương cải cách hành chính thuế nhằm hỗ trợ DN… Qua các hoạt động này, đã tạo ra sức ảnh hưởng của Báo trong cộng đồng nói chung và cộng đồng DN nói riêng.
Cùng với đó, Báo có nhiều bài viết về các vấn đề nông nghiệp của Thủ đô. Với mỗi vấn đề khác nhau khi Báo phản ánh đều nhận được phản hồi từ các cơ quan chức năng cũng như của chính những người nông dân. Cụ thể như, ngày 19/1/2017, Báo có bài “Dự án đường 35 Mê Linh chậm tiến độ: Thiếu vốn, vướng giải phóng mặt bằng”. Ngay sau đó, UBND huyện Mê Linh đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng rà soát. Đến ngày 24/2/2017, UBND huyện Mê Linh đã tổ chức cưỡng chế, bảo vệ thi công thành công và được Nhân dân đồng thuận. Hay như việc, sau khi báo Kinh tế & Đô thị số ra ngày 25/10/2016 có bài: “Xây nhà văn hóa… quên công trình phụ tại xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai” thì UBND huyện Thanh Oai đã có công văn phúc đáp. Trong công văn, địa phương cho biết, trân trọng tiếp thu phản ánh trung thực, chính xác và kịp thời vấn đề Báo nêu liên quan tới thiếu sót về cơ sở hạ tầng nhà văn hóa thôn. UBND huyện Thanh Oai cho biết, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện trong thời gian sớm nhất…
Mặc dù công việc bận rộn và nhiều áp lực nhưng với nhiệm vụ là “cầu nối”, chúng tôi thật sự hạnh phúc vì đã mang lại niềm vui cho nhiều người. Kinh tế & Đô thị đã trở thành người bạn thân thiết của Nhân dân.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi: Thực sự là cầu nối giữa lãnh đạo TP với người dân
Là cơ quan ngôn luận của UBND TP Hà Nội, báo Kinh tế & Đô thị đã đi sâu phản ánh, thông tin kịp thời các chủ trương, chính sách của TP, giúp chính quyền huyện Gia Lâm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước ở địa phương và là cơ sở để người dân thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, Báo đã phản ánh kịp thời tình hình chính trị, kinh tế, xã hội tại địa phương, như xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp... Đặc biệt, sắp tới Gia Lâm sẽ lên quận, việc chuyển đổi từ chính quyền nông thôn sang chính quyền đô thị sẽ có nhiều cái mới, do đó việc phản ánh thông tin về tình hình trên địa bàn là hết sức cần thiết. Ngoài ra, Báo cũng phản ánh kịp thời những bức xúc của người dân, những vấn đề còn hạn chế của các cấp chính quyền để qua đó, lãnh đạo và cán bộ có sự điều chỉnh, giải quyết kịp thời.
Ông Phạm Sông Thao – Phó Chủ tịch Thường trực Mặt trận Tổ quốc phường Kim Giang; Bí thư chi bộ khu dân cư số 3 phường Kim Giang, quận Thanh Xuân: Thông tin phong phú, đa dạng, đi vào cuộc sống |
Theo nhóm PV/ Kinh tế & Đô thị
Tạp chí Lao động và Công đoàn Kỷ niệm 90 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
- Báo Khoa học & Đời sống: 60 năm trưởng thành và phát triển
- Kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống Thông tấn xã Việt Nam: Rạng danh cơ quan báo chí hai lần nhận danh hiệu Anh hùng
- VOV khẳng định vị thế Đài Quốc gia uy tín hàng đầu đất nước và khu vực
- “90 tuổi”, Lao Động có là tờ báo già?
- Số báo đầu tiên mang tên Lao Động
- Ba cuốn sách - một tấm lòng yêu kính Bác!
- Thực hiện Di chúc Bác Hồ: “Đoàn kết” - Đề tài thường trực của báo chí
- Trụ sở Tòa soạn Báo Tiếng Dân được công nhận là di tích lịch sử