Sẵn sàng đáp ứng, hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp
Trong “Kết nối phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực của TP.HCM với mục tiêu thúc đẩy và hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà (Nhà nước - Nhà khoa học - Ngân hàng - Doanh nghiệp)”, TP.HCM kỳ vọng nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các ngành công nghiệp chủ lực, gồm: Cơ khí - Tự động hóa; Điện - Điện tử, Công nghệ thông tin; Công nghệ sinh học; Y tế và Nông nghiệp. Trong đó, vai trò của các trường đại học, viện nghiên cứu là không thể tách rời
Doanh nghiệp tìm hiểu công nghệ mới tại buổi trình diễn các sản phẩm của các tập đoàn quốc tế - Ảnh: TẤN BA
Có sẵn công nghệ để doanh nghiệp tiếp cận
Từ năm 2016 đến nay, các đơn vị của Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) đã thực hiện khoảng trên 3.000 hợp đồng chuyển giao công nghệ và dịch vụ khoa học - công nghệ (KH-CN) với tổng doanh thu trung bình hàng năm đạt trên 250 tỷ đồng. Đồng thời, hàng trăm tài sản sở hữu trí tuệ đã được đăng ký bảo hộ, trong đó khoảng 60% là các sáng chế, giải pháp hữu ích và thiết kế bố trí mạch tích hợp có tiềm năng thương mại hóa. Theo TS Lâm Quang Vinh - Trưởng ban KH-CN, ĐHQG-HCM, trong “Kết nối phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực của TP.HCM”, ĐHQG-HCM đã khẳng định là một trong những đơn vị đứng đầu cả nước về công bố khoa học, đặc biệt là trên các tạp chí quốc tế uy tín trong danh mục cơ sở dữ liệu Web of Science, Scopus (số lượng công bố quốc tế tăng đều khoảng 14%/năm, số công bố bài báo khoa học trên các tạp chí và hội nghị trong và ngoài nước trung bình đạt trên 4.500 bài/năm, trong đó có trên 800 bài báo quốc tế ISI có uy tín/năm).
Ngoài ra, ĐHQG-HCM cũng đã được chọn làm một trong 3 IP HUB của Việt Nam sau khi tham gia ứng cử và trải qua cuộc phỏng vấn với WIPO. Các IP HUB này sẽ cùng với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) hình thành một mạng lưới nhằm tăng cường số lượng IP, thúc đẩy hoạt động thương mại hóa từ các IP trong nước, kết nối với hoạt động IP của khu vực và trên thế giới.
“ĐHQG-HCM đã hình thành 13 nhóm nghiên cứu mạnh có khả năng tiếp cận trình độ khu vực và thế giới, bao gồm các lĩnh vực: khoa học vật liệu, đặc biệt là vật liệu nano khung cơ kim (MOF); ứng dụng tế bào gốc; bảo tồn gen; công nghệ sinh học phân tử; dữ liệu lớn; trí tuệ nhân tạo (AI, Smart city); kinh tế - luật/tài chính - ngân hàng; khoa học xã hội và nhân văn/quan hệ quốc tế, du lịch; dược liệu; vi mạch; tính toán hiệu năng cao; cơ khí tự động hóa; môi trường, quản lý nước và biến đổi khí hậu… Đây là những nhóm nghiên cứu mạnh sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp”, TS Lâm Quang Vinh cho biết.
Cần cơ chế, chính sách thông thoáng
Chương trình kích cầu đầu tư của thành phố đã thu hút, huy động và khơi dậy được các nguồn lực đầu tư trong xã hội, đặc biệt là từ khu vực kinh tế tư nhân trong nước, đẩy mạnh đầu tư vào các ngành, lĩnh vực thành phố khuyến khích theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo đúng định hướng; nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố thông qua việc đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng suất lao động, mở rộng thị trường...
Tính từ khi triển khai thực hiện “Chương trình kích cầu đầu tư” theo Quyết định số 50/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015, UBND TP.HCM đã thực hiện phê duyệt 281 dự án tham gia “Chương trình kích cầu đầu tư”, trong đó ở lĩnh vực công nghệ cao có 17 dự án với tổng mức đầu tư 3.006,014 tỷ đồng, số vốn được hỗ trợ lãi suất 1.051,313 tỷ đồng; lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có 15 dự án với tổng mức đầu tư là 1.393,819 tỷ đồng, số vốn được hỗ trợ lãi suất là 584,276 tỷ đồng. |
Bộ Công Thương phê bình Vụ trưởng để cán bộ đi công tác nước ngoài không về đúng hạn
- Sắp xét xử vụ án nữ sinh giao gà bị sát hại: Mẹ nạn nhân có bị triệu tập?
- Chấn động: 11 hố chôn chất thải nguy hại chứa axit hữu cơ ở Sóc Sơn
- Sai phạm ở dự án mở rộng QL1 Phú Yên - Bình Định: Sử dụng lại hàng loạt cống cũ, cầu cũ
- Công an vào cuộc điều tra vụ gian lận ở bệnh viện Xanh Pôn
- Lương 3,9 triệu đồng/tháng, tiến sĩ y học về nước 6 tháng phải bỏ việc để ra nước ngoài
- UBND TP. Hồ Chí Minh chấp thuận đề xuất triển khai gói thầu XL-02 song song với giải quyết khiếu nại
- Nghị quyết về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp
- Để di tích sống cùng thời gian - Bài 1: Khó khăn bảo tồn