Số lượng nhà báo bị sát hại trên thế giới năm 2020 tăng gấp đôi
Ít nhất 30 nhà báo đã bị sát hại trong năm nay, trong đó có 21 người thiệt mạng do hệ quả trực tiếp từ công việc điều tra, phản ánh và bị trả thù – tờ New York Times ngày 22/12 dẫn thông tin từ Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (UPJ) cho biết.
Hai con của nhà báo Julio Valdivia đứng bên cạnh quan tài ông quản tại nhà riêng ở Tezonapa, Veracruz, Mexico. Ảnh: AP
Số lượng nhà báo bị sát hại vì liên quan đến công việc họ làm đã tăng gấp đôi trong năm 2020. Trong đó, xung đột vũ trang và tội phạm băng nhóm đã biến Afghanistan và Mexico thành những quốc gia “chết chóc nhất” với nhà báo. Ít nhất đã có 30 nhà báo thiệt mạng trên toàn thế giới, trong đó có 21 người là nạn nhân của các đòn trả thủ từ số đối tượng xấu, tăng so với 10 người trong năm 2019.
“Rất buồn là số vụ sát hại nhằm vào nhà báo đã tăng gấp đôi trong năm vừa qua. Và mức leo thang này cho thấy sự thất bại của cộng đồng quốc tế trong diệt trừ những tội ác không bị trừng phạt”, Giám đốc điều hành CPJ, ông Joel Simon nói.
Số nhà báo thiệt mạng trên toàn thế giới tăng trong năm 2020, nhưng số nhà báo tử vong khi tham gia đưa tin chiến tranh, xung đột đã rơi xuống ngưỡng thấp nhất kể từ năm 2000. Một phần là nhờ vào tình trạng bạo lực ở Trung Đông suy giảm, kế đến là việc số lượng nhà báo quốc tế di chuyển trong năm nay giảm, do tác động của đại dịch COVID-19.
Theo CPJ, có ít nhất 4 nhà báo thiệt mạng khi đi công tác, tác nghiệp ở Syria và Afghanistan. Trường hợp thứ 5 về một nhà báo khác được cho là tử vong ở Afghanistan hôm 21/12 hiện đang được điều tra, xác minh.
Mexico được cho là quốc gia khốc liệt nhất, 4 nhà báo bị ám sát trong năm 2020 và một người bị bắn chết khi đang đưa tin từ hiện trường. CPJ cũng đang tiếp tục điều tra, xác minh về cái chết của 4 nhà báo khác tại quốc gia Nam Mỹ này.
Ở châu Á, Philippines có ba nhà báo thiệt mạng, do bị các đối tượng xấu hãm hại, trả thù.
Nhà báo Lê Thanh Tuấn – Giám đốc Đài PTTH Vĩnh Long: Một trung tâm chuyên trách về bảo vệ bản quyền báo chí là giải pháp rất cần thiết
- Nhà báo Nguyễn Minh Đức – Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô Thị: "Cần có tổ chức chuyên nghiệp đứng ra làm trung gian"
- Nhà báo – Tiến sĩ Tô Đình Tuân – Tổng biên tập báo Người Lao Động: Cần liên kết chặt chẽ, ứng dụng công nghệ cao để xử lý nạn vi phạm bản quyền báo chí
- Nhà báo Lê Quốc Minh – Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam: Chưa bảo vệ được bản quyền báo chí thì không thể hoạt động một cách chuyên nghiệp
- Bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí: Chuyện dài nói mãi!
- Liên minh bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí: Chuyện không thể chần chừ Cuộc cách mạng trực tuyến và bài toán bảo vệ bản quyền nội dung số
- Xác minh nhóm người xưng “phóng viên” xin tiền doanh nghiệp tại Quảng Ngãi
- Cảnh giác nạn giả danh phóng viên trấn lột dịp Tết
- Phạt đến 60 triệu đồng đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên