Thu hồi tài sản thất thoát trong các vụ án tham nhũng gặp nhiều khó khăn
Theo đoàn công tác, việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn.
Ngày 15/5, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) do ông Phan Đình Trạc - Trưởng Ban Nội chính T.Ư, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng - làm Trưởng đoàn - đã công bố kết luận kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, từ năm 2013 đến tháng 9/2018, tổng số tiền các tổ chức tín dụng bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là trên 62.000 tỉ đồng, 18,52 triệu USD.
Các tổ chức tín dụng đã phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan Thi hành án dân sự thu hồi được 10 nghìn tỉ đồng (đạt 17,26%), 10,09 triệu USD (đạt 54,48%).
Ông Phan Đình Trạc phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Theo đoàn kiểm tra, đối với các tài sản được Tòa án giao để bảo đảm thi hành án, các tổ chức tín dụng đã tổ chức, quản lý, khai thác, xử lý có hiệu quả.
Về cơ bản, các tổ chức tín dụng tích cực phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp trong việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài sản tiền gửi.
Tuy vậy, việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn, đó là: Nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài từ trước năm 2013 đến nay chưa được chỉ đạo giải quyết dứt điểm; một số tổ chức tín dụng chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thu hồi tài sản, nên tỉ lệ thu hồi đạt thấp…
Ông Phan Đình Trạc lưu ý Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần coi công tác phối hợp xử lý tài sản, thất thoát là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo.
Phối hợp tốt trong quá trình điều tra, xử lý các vụ án và công tác thu hồi tài sản… để phục vụ cho các vụ án liên quan trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng. Cùng với đó, tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng.
Theo Lao Động
Báo Anh: Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất Đông Nam Á
- Tất cả đã sẵn sàng cho sự kiện chính trị trọng đại của đất nước
- Báo chí Ai Cập ca ngợi Việt Nam trước thềm Đại hội XIII của Đảng
- Cải cách thể chế cần mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn trong chặng đường phát triển mới
- Kỳ vọng Đại hội XIII của Đảng sẽ “Không để vùng miền nào lùi lại phía sau”
- Báo chí quốc tế “giải mã” niềm tin của người dân Việt Nam với Đảng
- Làm gì để tạo đột phá trong đổi mới Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2021-2030?
- Nếu tỉnh nào cũng sân bay
- Sơn La nhận 100.000 tem truy xuất nguồn gốc, người trồng đào yên tâm buôn bán