Việt Nam đứng thứ 8/10 quốc gia có nền kinh tế tốt nhất để đầu tư
Với kinh phí 22,1 triệu đô la và được thực hiện trong 5 năm, dự án USAID LinkSME sẽ phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch - Đầu tư cải thiện hệ sinh thái kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao năng lực cho các hiệp hội doanh nghiệp.
Sáng nay (24/9), Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) khởi động Dự án Thúc đẩy Cải cách và Nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa, do USAID tài trợ (USAID LinkSME).
Tham dự sự kiện có Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Giám đốc USAID Việt Nam Michael Greene; cùng đại diện các bộ, ban ngành, cơ quan chính quyền địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức quốc tế và các cơ quan báo chí.
Với kinh phí 22,1 triệu đô la và được thực hiện trong 5 năm, dự án USAID LinkSME sẽ phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch - Đầu tư cải thiện hệ sinh thái kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao năng lực cho các hiệp hội doanh nghiệp trong việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa với những doanh nghiệp hàng đầu nhằm thúc đẩy tầm nhìn về tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Dự án cũng sẽ hỗ trợ mục tiêu của USAID Việt Nam là giúp mở rộng tăng trưởng bao trùm, theo định hướng thị trường và do khu vực tư nhân dẫn dắt.
Theo đó, Chính phủ đã ban hành 03 nghị định để tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa thêm 106 điều kiện kinh doanh, nâng tổng số điều kiện kinh doanh được cắt giảm lên tới 3.451/6.191 điều kiện kinh doanh kể từ năm 2018 đến nay (đạt 111,5%, vượt 11,5% so với yêu cầu của Chính phủ). Cùng với 6.776/9.926 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành đã được cắt giảm, 30 thủ tục hành chính liên quan được đơn giản hóa đã giúp tiết kiệm chi phí xã hội là hơn 18 triệu ngày công/năm tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.
Những thành quả này đã khiến Tạp chí US News & World vừa xếp hạng Việt Nam đứng thứ 8/80 và thuộc trong số 10 quốc gia top đầu có nền kinh tế tốt nhất để đầu tư, tăng 15 bậc từ vị trí xếp thứ 23 năm 2018, cao hơn cả Chi Lê (9/80) và New Zealand (10/80).
Đồng thời, năm 2019, Thủ tướng Chính phủ cũng xác định là năm bứt phá trong xây dựng Chính phủ điện tử, thúc đẩy Chính phủ điện tử gắn kết với cải cách thủ tục hành chính để góp phần xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của doanh nghiệp, người dân.
Theo đó, phải đổi mới mạnh mẽ phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước thông qua điện tử hóa, giảm mạnh giấy tờ, cắt giảm chế độ báo cáo và tăng các cuộc họp trực tuyến; kết nối trục liên thông văn bản quốc gia, thiết lập Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, hệ thống thông tin họp Chính phủ điện tử và hệ thống thông tin tham vấn chính sách.
Theo Anh Phương/ SGGP
Bức tranh kinh tế Việt Nam qua lăng kính các tổ chức quốc tế
- Kiến nghị lập tổ thanh tra, kiểm tra việc tăng giá cước vận tải biển
- Báo Kuwait: Việt Nam ghi dấu ấn bằng thành công nổi bật trong hoàn cảnh khó khăn
- Phát huy vai trò đối ngoại Đảng, đối ngoại Nhân dân trong bối cảnh mới
- 23 tham luận đóng góp tâm huyết, trách nhiệm vào các dự thảo Văn kiện
- Hải Dương: Phong tỏa một thôn có nữ công nhân dương tính Covid-19
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn
- Thông cáo báo chí về Ngày làm việc thứ hai của Đại hội XIII
- Khi Nam Định nói “dừng” với khai ấn, chợ Viềng