Xử phạt ông Lê Văn Thiệp 8 triệu đồng vì đăng tải thông tin xúc phạm phóng viên TTXVN
Ngày 10/4, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin Truyền thông Lưu Đình Phúc đã ký Quyết định số 42/QĐ-XPVPHC về xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Thiệp, sinh năm 1973, nghề nghiệp Luật sư, vì hành vi cung cấp, truyền đưa, sử dụng thông tin tại tài khoản facebook Lê Văn Thiệp để xúc phạm uy tín, danh dự của một phóng viên. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Quyết định xử phạt ông Lê Văn Thiệp.
Theo đó, hình thức xử phạt đối với ông Lê Văn Thiệp là 8 triệu đồng. Đồng thời, ông Lê Văn Thiệp phải khắc phục các sai phạm theo các quy định pháp luật tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 và Nghị định số 27/2018 ngày 1/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả từ ngày 10/4/2020.
Trước đó, sáng 10/4, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã làm việc với ông Lê Văn Thiệp về nội dung nêu trên. Tại đây, ông Lê Văn Thiệp đã hợp tác, giải trình đầy đủ với cơ quan chức năng tham gia buổi họp; có thái độ cầu thị, thành khẩn nhận các sai phạm của mình. Đây được coi là tình tiết giảm nhẹ đối với việc xử phạt ông Lê Văn Thiệp.
Cũng trong ngày 10/4, Luật sư Nguyễn Văn Chiến, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội đang tiến hành làm rõ mức độ vi phạm về phát ngôn trên mạng xã hội trong thời gian gần đây của Luật sư Lê Văn Thiệp. Qua thẩm tra, xác minh của lãnh đạo Đoàn, Luật sư Lê Văn Thiệp đã thừa nhận việc đăng tải nội dung không phù hợp về một phóng viên và tài khoản Facebook tên Lê Văn Thiệp cũng chính là của luật sư này.
Luật sư Nguyễn Văn Chiến cho biết thêm: Lãnh đạo Đoàn Luật sư Hà Nội đã đề nghị Luật sư Lê Văn Thiệp cần cải chính, xin lỗi công khai để đảm bảo danh dự, uy tín của phóng viên, cũng như ổn định tình hình an ninh trật tự nói chung trong lúc dịch bệnh COVID - 19 diễn biến phức tạp mà cả nước đang chung sức phòng, chống đại dịch này.
Đoàn Luật sư Hà Nội giao nhiệm vụ cho Luật sư Trần Đình Triển, Phó Chủ nhiệm kiêm Trưởng ban Bảo vệ Luật sư của Đoàn Luật sư Hà Nội tiến hành các trình tự, thủ tục theo đúng quy định để kiểm điểm mức độ vi phạm của Luật sư Lê Văn Thiệp để đưa ra hình thức xử lý thích hợp.
Nhà báo Lê Thanh Tuấn – Giám đốc Đài PTTH Vĩnh Long: Một trung tâm chuyên trách về bảo vệ bản quyền báo chí là giải pháp rất cần thiết
- Nhà báo Nguyễn Minh Đức – Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô Thị: "Cần có tổ chức chuyên nghiệp đứng ra làm trung gian"
- Nhà báo – Tiến sĩ Tô Đình Tuân – Tổng biên tập báo Người Lao Động: Cần liên kết chặt chẽ, ứng dụng công nghệ cao để xử lý nạn vi phạm bản quyền báo chí
- Nhà báo Lê Quốc Minh – Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam: Chưa bảo vệ được bản quyền báo chí thì không thể hoạt động một cách chuyên nghiệp
- Bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí: Chuyện dài nói mãi!
- Liên minh bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí: Chuyện không thể chần chừ Cuộc cách mạng trực tuyến và bài toán bảo vệ bản quyền nội dung số
- Xác minh nhóm người xưng “phóng viên” xin tiền doanh nghiệp tại Quảng Ngãi
- Cảnh giác nạn giả danh phóng viên trấn lột dịp Tết
- Số lượng nhà báo bị sát hại trên thế giới năm 2020 tăng gấp đôi