Theo nhà báo Trần Hoàng Hoàng - báo Quân đội nhân dân “Việc lựa chọn nhân vật phỏng vấn về đề tài văn hóa không khó bởi nhiều nhân vật tâm huyết, nghiên cứ sâu về tri thức văn hóa. Cái khó là phải lựa chọn những vấn đề gì trong đời sống văn hóa hôm nay cần nhấn mạnh”.
Nhà báo Đồng Viết Thắng - Báo Tây Ninh, một cây bút chính luận xuất sắc, được nhiều giải báo chí khác nhau, năm nay anh cùng Nguyễn Thị Phương Thuý đoạt Giải C giải Báo chí Quốc gia 2021 với loạt bài “Tôn giáo trong lòng dân tộc, vì dân tộc” ở nội dung Giải Xã luận, Bình luận, Chuyên luận (Báo in).
Yêu nghề và luôn có trách nhiệm với nghề, đó là tôn chỉ mà nữ nhà báo Thu Hương - Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh luôn cố gắng thực hiện trong mỗi tác phẩm của mình. Tác phẩm “Mặn chát như sứa biển ủ đông” là một trong những tác phẩm thể hiện rõ điều đó.
Nghề báo là một nghề khó khăn, vất vả. Đặc biệt, với các nhà báo nữ, khó khăn ấy càng nhân lên gấp bội. Nhưng với lòng yêu nghề, đam mê và nhiệt huyết, họ vẫn tiếp tục bước đi trên con đường mình đã chọn. Bởi họ biết mình luôn có “hậu phương” vững chắc, đó là niềm tin của độc giả!
Những nhà báo nổi tiếng chia sẻ về cách thức tạo ra những tác phẩm báo chí có giá trị, nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Tôi nhận được cuốn sách mới “Chuyện tình phố cổ” (NXB Văn học, 2022) của tác giả Phạm Quốc Toàn, nhà báo uy tín; cây bút sắc sảo, viết nhiều thể loại; được bạn đọc tin yêu; đồng nghiệp báo chí và văn học quý mến. Ông là người cầm bút – một đời đam mê.
Huyền Thu là BTV quen thuộc của Chương trình VTV kết nối. Chia sẻ về hành trình gần 10 năm gắn với “VTV kết nối”, BTV Huyền Thu cho biết: “Tôi vẫn sẽ không ngừng trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng... Tiếp tục soi và nhìn lại mình sau mỗi chương trình để có thể có những điều chỉnh kịp thời”.
“Chúng tôi được tiếp xúc với môi trường truyền hình chuyên nghiệp, nhưng lại được cho phép sáng tạo không giới hạn… và đôi khi chính áp lực sáng tạo liên tục lại giúp cho chúng tôi được phát triển các kĩ năng của mình nhiều hơn, nhanh hơn và đột phá hơn nữa”, BTV Mạnh Cường nói.
Một buổi chiều, tôi đến thăm nhà báo Trần Mai Hạnh. Ông đi từ trên gác xuống, bước chân hấp tấp, giọng nói hồ hởi: “Tôi vừa nói chuyện với ông Đỗ Lệnh Hùng Tú, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam. Hội sẽ xây dựng đề án sản xuất bộ phim tài liệu nghệ thuật dài tập dựa trên cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử ‘Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75’.”
Thế là nhà báo Nguyễn Công Khuyến đã về miền cực lạc! Ở tuổi 87 (1936-2022), ông ra đi nhẹ nhàng, thanh thản. Trong căn phòng nhỏ, chiếc máy tính quen thuộc hàng đêm vẫn mở và đón đợi ông thêm từng trang viết. Như một người nông dân suốt đời một nắng hai sương, ông đã an nghỉ trong cuộc viễn du cuối cùng sau những năm tháng làm việc cật lực, dồn hết tâm sức và năng lực sáng tạo của mình trên cánh đồng chữ nghĩa.