Để mỗi làng nghề trở thành điểm du lịch đặc sắc của Thủ đô

09-05-2024 18:10

Năm 2013, Hà Nội đã thành lập 10 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch. Tuy nhiên, do hạn chế về cơ sở vật chất nên khả năng thu hút khách tham quan, mua sắm sản phẩm của các trung tâm còn khiêm tốn.

Nhiều giải pháp hỗ trợ

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện toàn thành phố có 327 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 24 quận, huyện, thị xã. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có khoảng 500 làng có nghề đang hoạt động. Các sản phẩm của làng nghề khá đa dạng, với nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt.

Khách du lịch tham quan, mua sắm tại cơ sở sản xuất nón lá làng Chuông của nghệ nhân Tạ Thu Hương (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai). Ảnh: Ngọc Ánh

Khách du lịch tham quan, mua sắm tại cơ sở sản xuất nón lá làng Chuông của nghệ nhân Tạ Thu Hương (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai). Ảnh: Ngọc Ánh

Không chỉ dẫn đầu cả nước về số lượng làng nghề, Hà Nội cũng là địa phương đứng đầu về số lượng sản phẩm OCOP. Từ năm 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 2.711 sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao.

Thời gian qua, thành phố Hà Nội và các sở, ngành, địa phương đã quan tâm, triển khai nhiều giải pháp, hoạt động hỗ trợ các làng nghề, các chủ thể OCOP trong phát triển sản phẩm qua các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, du lịch. Tuy nhiên, đầu ra của các sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP vẫn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động, nhất là khi thị trường xuất khẩu, sức mua của thị trường nội địa, hoạt động sản xuất, kinh doanh đều có xu hướng chậm lại.

Cuối năm 2023, Sở Công Thương Hà Nội đã công nhận 10 mô hình trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các xã: Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên), Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ)…

Mục tiêu của các trung tâm này là nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề, xây dựng chuỗi liên kết từ thiết kế sáng tạo, sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề gắn với hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn trong kinh tế tuần hoàn.

Khách hàng tìm hiểu sản phẩm khảm trai tại Trung tâm Trưng bày sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp xã Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên). Ảnh: Đỗ Tâm

Khách hàng tìm hiểu sản phẩm khảm trai tại Trung tâm Trưng bày sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp xã Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên). Ảnh: Đỗ Tâm

Nghệ nhân Vũ Văn Ca (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên) cho biết, xã có 7/7 làng có nghề khảm trai, sơn mài đã được thành phố công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống. Do đó, việc ra đời trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch nhằm tiếp sức cho làng nghề là niềm vui lớn đối với các hộ sản xuất cũng như chính quyền, Nhân dân địa phương.

Cần được nâng cấp, tạo cảnh quan để hút khách du lịch

Mặc dù, các trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã đã được đầu tư xây dựng và công nhận, song nhiều trung tâm vẫn còn rất đơn sơ. Chẳng hạn, tại xã Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên), trung tâm được hình thành trên cơ sở vật chất của trường tiểu học cũ, chưa bảo đảm cảnh quan để thu hút khách tham quan, mua sắm sản phẩm. Nghệ nhân Vũ Văn Ca mong muốn, trung tâm được đầu tư thêm kinh phí để nâng cấp khu trưng bày sản phẩm cho làng nghề; tổ chức kết nối các tour, tuyến đưa khách tới tham quan du lịch.

Tương tự, trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch ở xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ) cũng được hình thành từ cơ sở vật chất của nhà truyền thống của làng nghề Phú Vinh, rộng khoảng 1.000m2; trong đó có 1 nhà cấp 4 là nơi trưng bày các sản phẩm của làng nghề và sản phẩm của nghệ nhân. Theo Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề mây tre đan Phú Vinh Nguyễn Văn Trung, do cơ sở vật chất hạn chế, nên từ khi được công nhận, trung tâm vẫn chưa đón được nhiều khách tham quan, trải nghiệm như kỳ vọng.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, năm 2024, thành phố đặt ra chỉ tiêu công nhận từ 5 - 10 mô hình trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã. Để phát huy hiệu quả của các trung tâm, sau khi thành phố công nhận, cần tăng cường đầu tư, nâng cấp trên cơ sở hạ tầng hiện có cũng như làm tốt công tác quản lý, vận hành.

Còn theo Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Minh Tiến, Hà Nội chưa khai thác hết tiềm năng của các làng nghề. Thành phố cần nâng cấp, cải tạo cảnh quan của các làng nghề truyền thống, xử lý tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, thì mới có thể phát triển được du lịch. Nếu làm tốt, Hà Nội có thể biến 327 làng nghề, làng nghề truyền thống trở thành 327 điểm du lịch đặc sắc của Thủ đô.

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2024. Kế hoạch tập trung triển khai 3 mục tiêu, gồm: xây dựng "Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050"; ban hành Quy định một số nội dung, mức hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề thành phố Hà Nội quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ; xét công nhận danh hiệu “Làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống” Hà Nội năm 2024 cho 15 làng nghề.

Cùng chuyên mục

Tin mới

  1. Hội Nhà báo tỉnh An Giang
  2. Hội Nhà báo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  3. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang
  4. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Kạn
  5. Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu
  6. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh
  7. Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre
  8. Hội Nhà báo tỉnh Bình Định
  9. Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương
  10. Hội Nhà báo tỉnh Bình Phước
  11. Hội Nhà báo tỉnh Bình Thuận
  12. Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau
  13. Hội Nhà báo TP Cần Thơ
  14. Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng
  15. Hội Nhà báo TP Đà Nẵng
  16. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk
  17. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Nông
  18. Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên
  19. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai
  20. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp
  21. Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai
  22. Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang
  23. Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam
  24. Hội Nhà báo TP Hà Nội
  25. Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh
  26. Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương
  27. Hội Nhà báo TP Hải Phòng
  28. Hội Nhà báo tỉnh Hậu Giang
  29. Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình
  30. Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên
  31. Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa
  32. Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang
  33. Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum
  34. Hội Nhà báo tỉnh Lai Châu
  35. Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng
  36. Hội Nhà báo tỉnh Lạng Sơn
  37. Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai
  38. Hội Nhà báo tỉnh Long An
  39. Hội Nhà báo tỉnh Nam Định
  40. Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An
  41. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Bình
  42. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Thuận
  43. Hội Nhà báo tỉnh Phú Thọ
  44. Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên
  45. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Bình
  46. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam
  47. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi
  48. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh
  49. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị
  50. Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng
  51. Hội Nhà báo tỉnh Sơn La
  52. Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh
  53. Hội Nhà báo tỉnh Thái Bình
  54. Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên
  55. Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa
  56. Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế
  57. Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang
  58. Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh
  59. Hội Nhà báo tỉnh Trà Vinh
  60. Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang
  61. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Long
  62. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc
  63. Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái